Lý Thuyết Về Thiết Bị Đóng Cắt

MCCB – MOULDED CASE CIRCUIT BREAKERS

   MCCB còn được gọi là aptomat khối là khí cụ điện được dùng để đóng ngắt mạch điện 1 pha, 2 pha, ba pha có vai trò ngắt được dòng điện khi quá tải, ngắn mạch hay bị sụt áp… mạch điện.


MCB – MINATURE CIRCUIT BREAKERS

    MCB hay còn gọi CB tép, MCB có vai trò chính bảo vệ hệ thống và các thiết bị điện quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện và được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. MCB được sử dụng trong các trường hợp dòng điện bị quá tải và được sử dụng rất phổ biến cho mạng lưới diện dân dụng.

ACB – AIR CIRCUIT BREAKERS

    Là máy cắt không khí là một thiết bị dùng để đóng cắt bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

    ACB thì có cấu trúc phức tạp về mặt kết cấu, nhưng lại đơn giản về mặt công nghệ, giá thành thấp hơn so với VCB (Vacuum Circuit Breakers) nhưng lại kích thước lớn hơn, đòi hỏi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nghiêm nhặt.

    Buồng dập hồ quang thường chế tạo theo kiểu khí nén kết hợp với các tấm ngăn bằng thủy tinh hữu cơ, các lá thép xẻ rãnh hình V và các cuộn dây tạo từ trường để kéo dài hồ quang.

CÁC THÔNG SỐ TRÊN MCB -MCCB -ACB

Aptomat có lẽ là thuật ngữ chỉ có ở Việt nam. Nếu ko tin các bạn cử thử search trên google xem.
ACB,MCCB, MCB là những thiết bị đóng cắt (switchgear) ở mạng hạ thế có đầy đủ chức năng nhất của một thiết bị đóng cắt( xem thêm: hướng dẫn thiết kế hệ thống điện theo tiêu chuẩn IEC)

Các chức năng
+ Bảo vệ điện (protection): Quá tải, ngăn mạch, chạm đất, dòng rò …
+ Cách ly (Isolation): Cách ly hiển thị rõ ràng nhìn thấy được hoặc thông qua cơ cấu chỉ thị tin cậy được .
+ Điều khiển tại chỗ hay từ xa (control)

Trong quá trình mình học tập và tìm hiểu ở các công trình xây dựng mình biết đến ACB, MCCB, MCB qua rất nhiều cái tên
+ MCB: Aptomat cỡ nhỏ, at tép
+ MCCB: Aptomat khối, aptomat định hình, at tầng
+ ACB: Máy cắt không khí hạ thế, máy cắt hạ áp, aptomat vạn năng

Vậy khi thiết kế lưa chọn CB (aptomat) những thông số chính nào cần quan tâm nhất ?
Đây là những gì mình tìm được từ trên mạng cũng đúng với những ý mình định viết .

Cùng tham khảo nhé mọi người : 
   Mình đã làm việc với MCB và MCCB khá nhiều nên xin trả lời cho bạn thắc mắc này. Một CB bất kỳ (MCB, MCCB, ACB,…) thì có các thông số cơ bản sau đây:
+ Dòng định mức In: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, … Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng.
    Ví dụ: trạm 200kVA – 315A, trạm 250kVA – 400A, trạm 315kVA – 500A, …
Thông số sơ bản thứ hai là characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB.
Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện.
Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.

– Thông số thứ ba là Icu hay còn gọi là ultimated current là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây.
   Ví dụ: Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây. 
Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB.
Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự.

Thông số thứ tư là thông số lần đóng ngắt.
   Ví dụ: bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt.
CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng.

Ngoài ra còn rất nhiều thông số khác nữa áp dụng cho CB.
Tuy nhiên trong các thiết kế người ta thường dùng thông số In và Icu.
Theo tôi hai thông số này không đủ quy định về chủng loại CB.
Thông số thứ hai chính là thông số quan trong nhất của CB.
Đây chính là chỉ số ID chính thức của các CB.

+ Ultimate breaking capacity(kA), Icu : khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị.
+ Service breaking capacity(%Icu), Ics : khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.
*Lâu nay tôi vẫn muốn trình bày các bạn thế nào là Icu và thế nào là Ics mà chưa có dịp. Trong một số chủ đề, tôi có trình bày về Characteristic cuver rất nhiều. Còn Icu và Ics thì chưa có dịp nào cả.

Xin trình bày một số ý như sau:
– Nếu bạn để ý về Icu thì thấy rất nhiều hãng ghi những con số khác nhau.
+ Ở đây xin nói về Icu theo định nghĩa của hãng Siemens.
+ Ở đây tôi xin nói về bản chất của Icu. Icu là một dòng điện cực đại đi qua tiếp điểm của CB trong vòng 1 giây mà không làm hỏng tiếp điểm này.

           Ví dụ: một dòng Icu = 50kA, ta thấy tiếp điểm CB chịu đựng dòng này và có thể đánh giá rằng CB này rất tốt. Nói như thế tức là giá thành CB sẽ phụ thuộc vào Icu này. Điều này hoàn toàn đúng.

– Ics cũng đã được bạn dlhm2008 định nghĩa hoàn toàn đúng.
Ở đây tôi cũng xin nói về bản chất của Ics.

+ Theo Siemens thì Ics chính là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB 3 lần với chìều dài thời gian mỗi lần là 1 giấy mà CB không bị hư hỏng.
+ Có hãng khác cũng định nghĩa là Ics là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB trong thời gian 3 giây mà CB không bị hư hỏng.
Hai cách định nghĩa trên theo tôi điều có ý nghĩa giống nhau.

Bây giờ xin nói về giá trị thực tiễn của Icu và Ics.
Trên thực tế, việc tính toán thiết kế cho một mạng lưới bất kỳ đều tính với thời gian sự cố là 1 giây.
Như thế Icu sẽ là thông số để chọn CB đứng đúng chỗ trong mạng lưới điện.
      Ví dụ: một biến thế 22/0.4kV – 1600kVA, duk = 6%, dòng ngắn mạch hiệu dụng ở phía hạ thế là: 1600/(duk*0.4*sqrt(3)) = 40.4kA.
Dòng ngắn mạch cực đại tùy theo tải sẽ được nhân thêm hệ số hiệu chỉnh thừ 1.02 đến 2 lần dòng hiệu dụng.          Tuy nhiên thông thường tính đến CB tổng đầu tiên sẽ bằng khoảng 1.4 đến 1.5 dòng hiệu dụng.
Khi đó dòng ngắn mạch tại CB tổng sẽ tính đạt khỏng từ 57 – 61kA.
Với mức tính này, rõ ràng các MCCB hay ACB có dòng Icu đạt 65kA là CB phải chọn.
    Bây giờ chỉ còn giá trị Ics, ý nghĩa của giá trị này như thế nào. Mong các bạn góp ý thêm để chúng ta hiểu thêm về giá trị này!
+ duk: là điện áp ngắn mạch của biến áp. Mình đánh chữ denta Hy lạp không được!
Tất nhiên việc tính toán cho các nhánh phải có chiều dài dây dẫn, từ đó bạn tính được Xnm và Rnm.
Khi đó sẽ tính được dòng ngắn mạch hiệu dụng hệ số ngắn mạch cực đại.
Từ đó ta có dòng ngắn mạch cực đại của nhánh và sau đó sẽ tính được nên chọn máy cắt như thế nào!

Icu, và Ics thì các bác đã nói rõ rùi, nhưng trong MCCB còn có dòng (A,Ir) Adjustabli current là dòng gì ko?
+ Ir là dòng chỉnh định đó. Bạn có CB 100A mà tải của ban chỉ cần 65A vậy bạn phải chỉnh Cb xuống cho phù hợp với tải
như vậy dòng chỉnh định Ir=(hệ số)xIn (hệ số e thấy từ 0.8-1)or(0.5-1).
+ Ah` có ai biết Isd ko?Trên ACB của Schneider đó. Isd=heso(1-2)xIr.
+ Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị.
Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực…

*chú ý:
Nói đến Atomat người ta chỉ quan tâm đến thông số kỹ thuật ( số cực, dòng định mức, dòng chỉ định, dòng ngắn mạch) và biểu đồ Thời gian – Dòng của nó.
Cấu tạo rất đơn giản nó gồm có tay gạt, cấu trúc cơ khí, relay, buồng dập hồ quang, các đầu nối dây….
Ngoài ra nó còn có thêm các phu kiện : AL (công tắc cảnh báo), AX ( công tắc phụ), SHT (thiết bị cắt từ xa), UVT (tb cắt điện áp thấp), EAL (cảnh báo rò điện), TBM (nút kiểm tra), MG (công tắc cách điện), PAL ( tiền cảnh báo), OAL (cảnh báo cắt quá dòng)

Thống kê truy cập:


230988

 Hôm nay: 20
 Hôm qua: 50
 Trong tuần: 296
 Trong tháng: 1259
 Trong năm: 7190
 Tổng số: 230988
Đang Trực Tuyến: 1

CÔNG TY TNHH ĐIỆN MINH GIAO

       MINH GIAO ELECTRIC COMPANY LIMITED

Địa chỉ: Số 16 Đường D7 KDC CARIC, KP 4, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP Hồ CHí Minh 

        MST: 0307759196

        Điện thoại: 0908 566 752 - ( Ms Hiếu )

                   0961 377 259 - ( Mr Tân )

Website: www.minhgiaoelectric.com.vn 

Email: hieu.tran@minhgiaoelectric.com.vn

sitemap Minh Giao Electric © 2024 Thiết kế website bởi Công Ty Gia Hân